Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

Thói quen ăn uống không hợp lý sẽ gây hại cho sức khỏe, nó còn là nguyên nhân gây ung thư. Dưới đây là 7 bệnh ung thư mà thói quen ăn uống không tốt cho thế gây bệnh:

1. Ung thư gan

Nhiều người thích cắt bỏ phần thức ăn bị mốc và không nỡ vứt đi, họ sẽ ăn nốt phần còn lại. Ít ai biết được rằng cách ăn này sẽ gây ra bệnh ung thư gan. Trong thức ăn bị mốc có nấm Aflatoxin, cùng với rượu đây là 2 thứ khiến gan bị tổn thương hàng đầu.



Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh có độc tính cao gấp 10 lần so với Kali Xyanua và 68 lần so với Asen. Đậu nành, ngô và các thực phẩm giàu tinh bột khác cũng có nguy cơ gây ung thư cao hơn nếu bị nhiễm Aflatoxin.

2. Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy là một khối u ác tính trong hệ thống tiêu hóa với tỷ lệ tử vong cao và rất khó để điều trị. Bệnh ung thư này có liên quan tới 3 nhóm thực phẩm chính: nhiều chất béo, nhiều protein, nhiều đường.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư này là ăn ít 3 nhóm thực phẩm trên và bổ sung thêm rau quả tươi vào bữa ăn hàng ngày. 

3. Ung thư dạ dày

Nhiều gia đình thường có thói quen ăn lại đồ thừa, thức ăn còn dư được cho vào tủ lạnh và được hâm nóng vào ngày hôm sau. Trong quá trình hâm nóng, thức ăn thừa sẽ tạo ra một số nitrite, mặc dù hàm lượng không cao nhưng về lâu dài nó sẽ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, các loại thực phẩm ngâm chua cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.



Để ngăn ngừa ung thư dạ dày cần có một chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau trái cây tươi và ít thực phẩm ngâm chua, thức ăn thừa.

4. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là một "căn bệnh phong phú" bao gồm ung thư ruột kết và ung thư trực tràng. Đây là một trong những khối u ác tính đang tăng nhanh theo thời gian.



Ăn quá nhiều thịt sẽ dẫn đến lượng protein và chất béo quá mức, điều này làm giảm nhu động ruột đường tiêu hóa, việc phân hủy thức ăn diễn ra chậm. Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây khó khăn trong việc đại tiện và tích tụ độc tố trong cơ thể gây ra ung thư ruột.

5. Ung thư miệng

Đầu năm 2003, tổ chức Ung thư Thế giới đã liệt kê ra danh sách gây ung thư miệng hàng đầu bao gồm thuốc lá, rượu và trầu. Khi nhai trầu, niêm mạc miệng sẽ phản ứng với các alcaloid có trong trầu gây ra những tổn thương trong miệng. Về lâu dài, tổn thương niêm mạc miệng sẽ dẫn tới việc bị xơ hóa và gây ung thư miệng.

Thuốc lá chứa 69 loại chất gây ung thư, trong đó chất nicotine có hại nhất sẽ trực tiếp kích thích niêm mạc miệng.

6. Ung thư thực quản

Thực phẩm quá cay có thể dễ dàng làm tổn thương các biểu mô thực quản, ảnh hưởng đến niêm mạc miệng và chuyển hóa axit nucleic. Ăn cay thường xuyên sẽ làm tăng độ nhạy cảm của chất gây ung thư và thúc đẩy ung thư thực quản.

Các bức tường bên trong miệng và thực quản thường ở nhiệt độ từ 40 ° C đến 60 ° C. Một khi chúng bị kích thích nhiệt trên 50 ° C đến 60 ° C trong thời gian dài sẽ phá hủy hàng rào niêm mạc thực quản, gây ra những thay đổi bất thường và cuối cùng là dẫn tới ung thư.

7. Ung thư vú



Ngoài việc thức khuya, căng thẳng, tức giận và các thói quen sinh hoạt khác, ung thư vú còn liên quan đến ăn uống, chế độ ăn nhiều chất béo có mối quan hệ nhất định với sự xuất hiện của các tế bào ung thư.

Để ngăn ngừa ung thư vú, chế độ ăn hàng ngày nên có sự kết hợp của thực phẩm chay. Bên cạnh đó cũng nên ăn thêm trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.

Để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng nên ăn nhiều trái cây và rau quả kết hợp với uống nhiều nước.

Phát triển thói quen ăn uống tốt

- Hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ



Trong quá trình chiên thực phẩm, nhiệt độ dầu quá cao và dễ tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene. Nếu được chiên trong dầu được sử dụng nhiều lần, chất gây ung thư càng nhiều. Vì vậy, tốt nhất là nên nấu thức ăn bằng cách hầm hoặc luộc.

- Ít muối

Lượng muối ăn vào cũng có mối quan hệ nhất định với xác suất mắc bệnh ung thư. Vì vậy tốt nhất nên giảm lượng muối, lượng muối hàng ngày không nên vượt quá 5gr.

- Hạn chế ăn đồ cay nóng

Ăn quá cay và nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng và thực quản. Theo thời gian, nó sẽ gây loét và chảy máu. Lặp đi lặp lại sẽ gây ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Trong số 20 loại rau củ quả có công dụng ức chế tế bào ung thư rõ rệt nhất, nghiên cứu cho thấy khoai lang xếp ở vị trí thứ nhất. Ngoài ra, khoai lang cũng hỗ trợ chữa được rất nhiều bệnh nguy hiểm.

Trong số 20 loại rau củ quả có công dụng ức chế tế bào ung thư rõ rệt nhất, nghiên cứu cho thấy khoai lang xếp ở vị trí thứ nhất. Glycolipid trong khoai lang có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra trong khoai lang có chứa một loại chất hoạt tính có thể ức chế và giết chết tế bào ung thư, hơn nữa còn giúp phục hồi hệ miễn dịch bị suy yếu, ngăn ngừa ung thư vú và ung thư ruột kết.

Hàm lượng β-carotene dồi dào trong loại củ này có tác dụng chống bức xạ điện tử. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang rất tốt khi điều trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.



Tốt cho hệ tiêu hóa

Một trong những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe là chức năng cải thiện hệ tiêu hóa. Với lượng lớn chất xơ có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón, đồng thời thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Vitamin C và các axit amin chính là thành phần giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, chống tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa táo bón.

Vì vậy, ăn khoai lang luộc chín, đều đặn khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là chữa táo bón rất hiệu quả.

Cải thiện bệnh tiểu đường

Tác dụng của khoai lang phải kể đến đầu tiên là cải thiện bệnh tiểu đường. Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây. Nó còn chứa nhiều chất xơ (khoảng 5g trong 3/4 mỗi chén khoai) giúp cơ thể tiêu hóa chậm và đem lại cảm giác no lâu hơn.

Do vậy, bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường và giảm cân.

Tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp

Để hạ huyết áp, việc duy trì lượng natri thấp trong cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng quên hấp thụ nhiều kali cho cơ thể cũng rất quan trọng. Nếu cung cấp đủ lượng kali thiết yếu cho cơ thể, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Trung bình một củ khoai chứa 542 mg kali cho cơ thể, do đó khoai lang rất tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp.

Giúp giảm cân

Con người hiện đại ngày nay ăn nhiều dầu mỡ, thịt cá, trứng sữa mà lại ít vận động nên dễ bị béo phì, gây ra nhiều căn bệnh. Khoai lang chứa ít chất béo, sản nhiệt ít, chỉ bằng 1/3 so với gạo, là loại thực phẩm rất tốt để giảm cân.



Ngăn ngừa cholesterol quá cao

Khoai lang ức chế tác dụng của cholesterol gấp 10 lần các loại thực phẩm khác. Vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề về cholesterol cao thì có thể ăn nhiều khoai lang.

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Nghiên cứu nhận thấy rằng mức độ nhạy cảm của insulin ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 được cải thiện và mức đường huyết được kiểm soát sau khi ăn khoai lang vỏ trắng.

Giảm nguy cơ đột quỵ

Khoai lang là “vua” của các loại thực phẩm “nhiều kali ít natri”. Nghiên cứu nhận thấy, các loại thực phẩm chứa nhiều kali như khoai lang có thể giảm 20% nguy cơ đột quỵ.

Hỗ trợ giảm huyết áp

Công dụng hỗ trợ giảm huyết áp của khoai lang chủ yếu là do có chứa nhiều nguyên tố kali. Bởi vì kali và natri là những nguyên tố quan trọng ảnh hưởng đến mức huyết áp, nếu cơ thể hấp thu đủ kali thì sẽ thúc đẩy máu đào thải natri dư thừa. Những loại thực phẩm chứa nhiều kali còn giúp cân bằng khoáng chất trong cơ thể và có tác dụng giảm áp lực.

Bảo vệ khớp

Chất nhầy phong phú trong khoai lang có lợi ích nhất định trong việc bảo vệ khớp.

Giảm viêm

Tác dụng của khoai lang phải kể đến tiếp theo là giảm viêm. Trong khoai lang chứa choline – chất dinh dưỡng quan trọng đem lại nhiều công dụng như giúp ngủ ngon giấc, giảm đau cơ và tăng cường trí nhớ.

Choline cũng góp phần duy trì cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh. Đồng thời choline giúp cơ thể hấp thụ chất béo và làm dịu các chứng viêm kinh niên.

Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Bệnh gan nhiễm mỡ đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 2% số người trên toàn cầu.

Gan nhiễm mỡ xảy ra khi có quá nhiều chất béo tích tụ trong tế bào gan. Mặc dù thông thường có một lượng nhỏ chất béo trong các tế bào này, nhưng gan được đánh giá là nhiễm mỡ nếu tỷ lệ mỡ chiếm hơn 5% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ được chia thành 3 giai đoạn bao gồm:

• Giai đoạn 1: Tỷ lệ mỡ trong gan chiếm từ 5 – 10% tổng trọng lượng. Người bệnh ít có triệu chứng cụ thể.

• Giai đoạn 2: Tỷ lệ mỡ trong gan chiếm từ 10 – 20% tổng trọng lượng. Người bệnh có thể gặp triệu chứng chán ăn, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm thấy mệt mỏi.

• Giai đoạn 3: Tỷ lệ mỡ trong gan chiếm đến hơn 30%. Người bệnh có thể bị vàng da, vàng mắt, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải…

Để xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Tuyệt đối không nên sử dụng bia rượu và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.

– Hạn chế căng thẳng, áp lực liên tục, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh ôm đồm quá nhiều công việc.






– Giấc ngủ đối với sức khỏe vô cùng quan trọng, vì vậy bạn hãy dành từ 6 – 8 tiếng để ngủ và ngủ trước 11 giờ.

– Việc tích cực luyện tập thể dục mỗi ngày cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe và thúc đẩy việc điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.

– Bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Cuộc sống càng hiện đại thì những căn bệnh như gan nhiễm mỡ càng phổ biến bởi cách ăn uống thiếu khoa học cùng thói quen sử dụng rượu bia gây tích tụ chất béo trong các tế bào gan.

Trong khi đó, gan lại đóng vai trò quan trọng việc giữ nguyên sự cân bằng sinh hóa. Thực hiện chức năng dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

Khi lượng mỡ tích tụ tại gan quá nhiều, vượt quá 5% trọng lượng gan gây bệnh gan nhiễm mỡ. Theo thống kê, có tới 15-25% những người mắc gan nhiễm mỡ không điều trị sẽ dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan. Do đó việc phát hiện và điều trị sớm ngay từ cấp độ 1 sẽ hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm.



Chẩn đoán gan nhiễm mỡ chính xác.

Không thể dựa vào những biểu hiện trên để kết luận về tình trạng mắc gan nhiễm mỡ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, để dự phòng và phát hiện bệnh sớm, người bệnh hãy chủ động thường xuyên kiểm tra sức khỏe kết hợp theo dõi những thay đổi của cơ thể hằng ngày.

Qua các kỹ thuật xét nghiệm gan nhiễm mỡ và siêu âm hiện đại, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng mỡ trong gan của người bệnh. Một số phương pháp đang được sử dụng phổ biến như: Sinh thiết gan, Siêu âm gan, Kỹ thuật siêu âm đàn hồi, Chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ… Tùy theo tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện những phương pháp phù hợp.



Điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 bằng những cách đơn giản

Như đã nói, nếu người bệnh mắc gan nhiễm mỡ là điều đáng lo, nhưng phát hiện ở mức độ 1 lại là điều đáng mừng bởi giai đoạn này hoàn toàn có thể điều trị và phục hồi. Hơn nữa, điều trị sớm sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí chữa bệnh, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1 người bệnh chưa cần sử dụng thuốc tây điều trị, bước đầu tiên cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học hơn và không uống rượu bia. Tập thói quen ăn uống ít chất béo từ mỡ động vật, đồ chiên rán, thức ăn chứa nhiều đường… Thay vào đó, người bệnh hãy bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ rau củ quả tươi. Đặc biệt cần kiêng rượu bia, những loại thức uống có gas. Những thay đổi này sẽ giúp hạn chế tăng lượng mỡ tích tụ trong gan đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ dư thừa.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Gan là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Gan đảm nhận rất nhiều chức năng trong cơ thể, nếu gan bị suy không đảm nhận được chức phận của nó thì nguy hiểm cho cơ thể.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. 




Thật ra gan nhiễm mỡ không phải là một bệnh mà nó chỉ là một dấu hiệu trong nhiều bệnh lý khác nhau. Dấu hiệu gan nhiễm mỡ chỉ xuất hiện trong kết quả siêu âm. 

Trên phương diện khám bệnh không thể phát hiện được trực tiếp dấu hiệu gan nhiễm mỡ dù người ta cho rằng gan bị nhiễm mỡ to hơn. Muốn trả lời chính xác gan bị nhiễm mỡ chỉ có cách lấy một mẫu gan (sinh thiết) xem trực tiếp trên kính hiển vi để xác nhận tình trạng tích tụ mỡ trong các tế bào gan. 

Khi bệnh nhân được cho làm siêu âm tổng quát trả lời kết quả: gan nhiễm mỡ thì bác sĩ khám bệnh ghi chẩn đoán cuối cùng là gan nhiễm mỡ dù khám lâm sàng không có triệu chứng nào. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Có thể khẳng định hoàn toàn không có gì nguy hiểm như người ta hay “hù”. 

Gan nhiễm mỡ chỉ là một dấu hiệu như các dấu hiệu khác (sổ mũi, nhức đầu, đau bụng, ...), chúng ta chỉ sợ một bệnh cụ thể nào đó vì nó gây nguy hiểm. Như vậy sẽ không chính xác nếu chỉ ghi chẩn đoán đơn thuần là gan nhiễm mỡ vì đây là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, cái bệnh mà nó gây ra dấu hiệu gan nhiễm mỡ mới là cái gây nguy hiểm.




Giảm cân và tập thế nào, thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh là cách tốt nhất để điều trị gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, bạn có thể tiêm phòng Viêm gan A, viêm gan B để bảo vệ gan khỏi các virus gây hại.

Trường hợp tập thể dục và ăn kiêng không đủ để kiểm soát gan nhiễm mỡ. Bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hướng điều trị thích hợp. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc xây dựng kế hoạch ăn kiêng phù hợp cho bạn. Hiện nay chưa có loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ, tuy nhiên việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu chưa có triệu chứng gì, giai đoạn sau, do mỡ bao bọc tế bào gan làm giảm chức năng của gan như chống độc, điều hòa tuần hoàn máu... dẫn tới xơ gan.

Mỡ đã xâm nhập vào gan nghĩa là xâm nhập được vào các cơ quan khác như xâm nhập vào tim mạch làm hẹp và cứng lòng mạch gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Mỡ xâm nhập vào thận làm giảm khả năng bài tiết của thận. Ở người gan nhiễm mỡ hay xuất hiện bệnh cảnh đa phủ tạng. Vì vậy phòng và chữa gan nhiễm mỡ là phòng bệnh đa phủ tạng; phòng bệnh tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa... Khi bệnh đã nặng (gây xơ gan), rất khó điều trị và thuộc bệnh nan trị.



Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Nếu người béo tăng cân bụng to, là có nguy cơ gan nhiễm mỡ, có thể dùng: nước rau má; nước nhân trần; actiso uống hằng ngày.

Người béo có thể dùng một trong những bài thuốc sau:

Bài 1: Bạch linh 12g, trần bì 12g, hương phụ chế 16g, bán hạ 12g, sơn tra 20g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Nhân trần 12g, hoàng cầm 10g, trạch tả 12g, chi tử 8g, chỉ thực 12g. Sắc uống ngày một thang.

Khi đã phát hiện gan nhiễm mỡ có thể uống phối hợp actiso 12g với một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Bạch linh 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, cam thảo 6g, gừng 8g, uất kim 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Nhân trần 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, sa tiền 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, ý dĩ 16g, sơn tra 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Sài hồ 12g, đương quy 12g, chỉ thực 12g, xuyên khung 12g, hậu phác 12g, đại táo 12g, bạch thược 12g, uất kim 12g. Sắc uống ngày một thang.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Gan nhiễm mỡ không phải là một bệnh mà chỉ là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó muốn điều trị gan nhiễm mỡ thì phải điều trị bệnh chính gây ra gan nhiễm mỡ và không có loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa khỏi tình trạng này nếu như không điều trị nguyên nhân.

Dưới đây là một số mẹo chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả bạn có thể áp dụng:

Tỏi và hành tây

Các hợp chất chiết xuất từ tỏi có tác dụng loại bỏ mỡ lắng đọng trong mạch máu và ngăn ngừa quá trình hình thành bệnh gan nhiễm mỡ.



Củ hành tây có chứa chất disulfur allyl và propyl. Đây là những hoạt chất giúp tăng cường khả năng phân giải chất xơ, đánh tan các cục máu đông và giảm mỡ trong máu, giúp ổn định huyết áp. Củ tành tây có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ, bệnh gan nhiễm mỡ.

Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Nếu người béo tăng cân bụng to, là có nguy cơ gan nhiễm mỡ, có thể dùng: nước rau má; nước nhân trần; actiso uống hằng ngày.

Cây lô hội (nha đam)

Dùng lá lô hội (nha đam) tươi mỗi ngày 100g, rửa sạch, ép lấy nước cốt, thêm vào 200ml nước sạch, 2 muỗng canh mật ong, ướp lạnh để dùng cả ngày.



Chế độ ăn uống phòng gan nhiễm mỡ

Giảm ăn các loại thực phẩm giàu cholesterol như đồ lòng, phủ tạng, da động vật hay lòng đỏ trứng gà.

Hạn chế ăn các loại chất béo: người bệnh nên chọn dầu thực vật (ngoại trừ dầu dừa) thay cho các loại mỡ động vật (trừ mỡ cá).

Ăn các thực phẩm có chứa chất đạm cần phải vừa đúng với khả năng của gan mình.

Bệnh gan nhiễm mỡ và cách ăn uống với những thực phẩm từ thiên nhiên.

Một số loại thực phẩm được xem là “thuốc” có khả năng “giảm mỡ” như: đậu hà lan, cà chua tươi chín, rau cần tây, diếp cá, tỏi, dầu đậu nành, ớt vàng, rau ngót, bắp chuối (bông chuối). Các loại trái cây cần sử dụng đó là bưởi, táo chín, cam, quýt, chanh…

Tăng cường lượng rau, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Ngưng ngay việc uống rượu khi cảm thấy có dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ được xem là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, gan nhiễm mỡ sẽ biến chứng thành xơ gan thậm chí là ung thư gan, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chế độ ăn đối với bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm nhiều loại thực phẩm. Giảm lượng calo và ăn những thực phẩm tự nhiên giàu chất xơ là một điểm khởi đầu tốt. Ăn thực phẩm chứa carbohydrat phức, chất xơ và protein có thể giúp cơ thể cảm thấy no và cung cấp năng lượng ổn định.



Những thực phẩm làm giảm viêm hoặc giúp cơ thể sửa chữa các tế bào cũng quan trọng không kém.

Ngoài những hướng dẫn chung này, còn có một số thực phẩm cụ thể có thể đặc biệt hữu ích cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ, bao gồm: tỏi, axit béo omega 3 cà phê, súp lơ xanh, trà, hạt quả óc chó, bơ. 
    
Thêm thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống là một cách để quản lý bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, người bị bệnh gan nhiễm mỡ cũng cần tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm: đường và phụ gia đường, đồ uống có cồn, ngũ cốc tinh chế, đồ ăn chiên rán hoặc nhiều muối, thịt đỏ.

Tập thể dục đều đặn là quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng nó đặc biệt có lợi cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ. Giảm số cân thừa và giữ cho cơ thể săn chắc bằng cách tập thể dục sẽ giúp quản lý và giảm các triệu chứng.




Nếu ăn kiêng và tập thể dục không đủ để kiểm soát các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ, thì có thể đã đến lúc phải đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể tiến hành phân tích tổng thể và kê đơn thuốc, hoặc giới thiệu bạn tới chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng kế hoạch ăn kiêng.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Sỏi nhỏ trong thận có thể di chuyển xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận, gây tắc nghẽn niệu quản dẫn đến ứ nước, ứ mủ thận, suy chức năng thận có sỏi, giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, suy thận...


Có thể hỏng thận vĩnh viễn vì lý do không thể ngờ này - 1


Theo các chuyên gia của Bệnh viện Việt Đức, sỏi tiết niệu chiếm 45 - 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam (60%) cao hơn nữ (40%), lứa tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi là 75 - 80%.
"Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sỏi tiết niệu niệu sẽ có những biến chứng khó lường như: Nhiễm khuẩn tiết niệu; Viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; Giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; Suy thận do sỏi thận 2 bên gây tắc nghẽn…"- PGS.TS Đỗ Trường Thành - Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết

Những người nào có nguy cơ mắc sỏi thận?

Người có thói quen nhịn tiểu (nín tiểu), uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi. Bình thường lượng nước tiểu 24 giờ ở người lớn khoảng trên 1,5 lít. Khi khối lượng 24 giờ giảm 1/2 thì nguy cơ bị sỏi thận sẽ tăng lên gấp đôi.
Người có chế độ ăn nhiều thịt, nhiều muối, uống nhiều sữa, sử dụng nhiều vitamin C, D, phơi nắng nhiều, người thừa cân béo phì, nghiện rượu, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Có thể hỏng thận vĩnh viễn vì lý do không thể ngờ này - 2


Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày như chấn thương cột sống, gãy xương, bại liệt, đa chấn thương, người có bệnh cường tuyến cận giáp, các bệnh khác gây bế tắc đường tiểu như u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do chấn thương hay bẩm sinh. Người có tiền sử gia đình có người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu (bệnh có yếu tố di truyền) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nguy cơ mắc bệnh liên quan đến yếu tố nghề nghiệp

Người lao động làm việc trong môi trường lao động nóng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân do ra nhiều mồ hôi làm giảm lượng nước tiểu bài tiết qua thận.
Người lao động làm việc tiếp xúc với cadmium (công nhân chế biến kim loại, sản xuất sơn, pin ắc quy,…) và một số chất độc hại khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh sỏi thận

- Đau âm ỉ thắt lưng khi sỏi đài thận hoặc sỏi san hô chưa gây tắc nghẽn. Đôi khi bệnh nhân. không có triệu chứng được phát hiện sỏi thận khi khám sức khỏe định kỳ hay do tăng huyết áp.
- Cơn đau quặn thận điển hình khi sỏi gây tắc nghẽn bể thận niệu quản. Cơn đau lan xuống hố chậu, bìu kèm theo nôn và bụng chướng.
- Đái ra máu do sỏi di chuyển khi vận động hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương niêm mạc đài bể thận chảy máu.
- Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu: Bệnh nhân sốt cao 38o - 39oC, thận to đau, đi tiểu đục và đôi khi gặp tình trạng sốc nhiễm trùng vã mồ hôi, nổi vân tím toàn thân và tụt huyết áp.
- Thăm khám lâm sàng thấy thận to đau khi sỏi thận gây tắc nghẽn ứ nước thận.
- Một số trường hợp bệnh nhân đến muộn khám thấy vùng thắt lưng bên có sỏi thận sưng nề tấy đỏ do sỏi tắc nghẽn gây ứ mủ thận, viêm tấy quanh thận hoặc thấy rò mủ thắt lưng do áp xe quanh thận đã vỡ sau phúc mạc và ra da.

Theo TS.BS. Đỗ Gia Tuyển - Đại học Y Hà Nội: "Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được".

Nếu bệnh nhân có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua "hệ trà đá ly cối", dùng nhiều canh trong bữa ăn.

Nước chanh, dầu ôliu và giấm táo: Khi có những biểu hiện đầu tiên của cơn đau do bệnh sỏi thận gây ra, bạn pha 2 muỗng canh dầu ôliu với 2 muỗng canh nước chanh rồi uống.Tiếp theo là uống thêm 1 ly nước lọc tinh khiết. Khoảng 30 phút sau, bạn pha thêm nước cốt của ½ trái chanh với 1 ly nước lọc tinh khiết, thêm 1 muỗng canh giấm táo vào rồi uống.
Hãy lập lại động tác này sau mỗi giờ cho đến khi triệu chứng đau do sỏi thận gây ra không còn nữa. 

Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Gan nhiễm mỡ xảy ra khi có quá nhiều chất béo trong gan. Lúc này, gan sẽ bị tổn thương và suy giảm chức năng, có nguy cơ cao phát triển thành suy gan. 

Dưới đây là tổng hợp một số thức uống có lợi cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ:

- Cà phê 

Gan nhiễm mỡ nên uống nước gì, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gan của những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ sẽ ít bị tổn thương hơn nếu người bệnh uống cà phê. Caffein có thể làm giảm lượng men gan bất thường, từ đó, giảm nguy cơ mắc hoặc phát triển bệnh gan nhiễm mỡ.



Ngoài ra, cà phê có chứa axit chlorogen. Đây là một hợp chất có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ. Từ đó, giúp giảm cholesterol và ổn định huyết áp.

- Trà xanh 

Theo một công bố trên tạp chí World Journal of Gastroenterology, trà xanh đặc biệt hữu ích trong việc giảm mỡ trong máu và toàn thân. 


Bên cạnh đó, hàm lượng các chất chống oxy hóa trong trà xanh cũng khá cao, rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, trà xanh là một đáp án hoàn hảo cho thắc mắc gan nhiễm mỡ nên uống nước gì của bạn.

- Đậu nành hoặc whey protein



Một số protein như đậu nành và whey protein có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh gan nhiễm mỡ. Chúng cũng đồng thời giúp cân bằng các tác động của carbohydrate đơn và giảm lượng đường trong máu, giúp duy trì khối lượng cơ bắp và giảm cân hiệu quả.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Nếu thận khỏe thì toàn bộ cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh theo, tương tự, khi thận yếu thì bạn sẽ không có sinh lực. Đây là những thực phẩm vừa bổ máu, vừa hỗ trợ bạn cải thiện chức năng thận tối ưu.


Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 1

Sò điệp

Những người bị mắc bệnh về thận như thiếu thận, thận suy, mệt mỏi vì chức năng thận hoạt động kém thì nên thường xuyên ăn sò điệp có thể đạt được hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng hoạt động mạnh hơn của thận.
Theo Đông y, sò điệp có tính bình, hương vị ngọt, có chứa nhiều dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng đặc biệt, có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng giúp bồi bổ cho thận.

Cá hồi

Tương tự sò điệp, cá hồi cũng là thực phẩm có tính bình, thơm ngọt, giàu dinh dưỡng, không chỉ rất tốt cho thận mà còn tốt cho gan, làm cho xương trở nên chắc khỏe hơn.
Nếu bạn có các vấn đề về thận thì nên sớm đưa cá hồi vào thực đơn hàng tuần của mình.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là lựa chọn tốt cho những người quan tâm đến sức khỏe của thận, bởi vì loại ớt này có nồng độ kali thấp. Ngoài ra, ớt chuông đỏ còn chứa vitamin A, C, B6, axit folic và chất xơ.
Ớt chuông cũng chứa các chất chống oxy hóa như lycopene, giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Có thể trộn ớt chuông đỏ vào cá ngừ hay salad gà hoặc ăn sống.

Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 2

Bắp cải

Bắp cải có chứa các hợp chất hóa học có thể phá vỡ các gốc tự do trong cơ thể, giúp phòng chống ung thư và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.Bắp cải là thực phẩm rẻ tiền, và là một món ăn tuyệt vời cho bữa ăn của bạn, bởi bắp cải giàu vitamin K và C, chất xơ, vitamin B6 và acid folic, nhưng lại có lượng kali thấp.
Nếu bạn đang theo chế độ ăn uống lọc máu, có thể cho thêm bắp cải vào món xà lách trộn hoặc ăn kèm cùng các món cá.

Súp lơ

Một siêu phẩm thân thiện với thận là súp lơ. Loại rau họ cải này mang lại nhiều vitamin C, cùng với folate và chất xơ. Ngoài ra nó có chứa các hợp chất giúp gan trung hòa các chất độc hại. Súp lơ có thể ăn sống hoặc chần lên rồi cho vào món salad. Súp lơ hấp hoặc luộc cũng là một món ăn tuyệt vời.

Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 3

Tỏi

Tỏi giúp giảm viêm và giảm cholesterol máu. Trong tỏi cũng chứa chất chống oxy hóa và chống đông máu.
Nếu bạn đang theo chế độ ăn uống lọc máu, sử dụng bột tỏi thay vì muối tỏi để thêm hương vị cho bữa ăn mà không cần bổ sung thêm natri. Có thể dùng tỏi với nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt, rau quả hoặc nước sốt cà chua để thêm hương vị cho các món ăn.

Hành tây

Một thực phẩm làm gia vị phổ biến là hành tây. Hành tây có đầy đủ các chất flavonoid, đặc biệt là quercetin. Flavonoid là các chất tự nhiên ngăn ngừa sự lắng đọng của chất béo trong mạch máu. Quercetin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bảo vệ chống lại nhiều dạng ung thư và cũng có đặc tính chống viêm. Hành tây cũng chứa crom, một loại khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Có thể ăn sống hoặc nấu chín hành tây khi chế biến thành các món ăn khác nhau.

Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 4

Táo

Ăn một quả táo mỗi ngày thực sự tốt cho sức khỏe. Chất xơ và chống viêm có trong táo làm giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim và giảm nguy cơ ung thư.

Nho đỏ

Nho đỏ cung cấp nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa flavonoid, có tác dụng giảm viêm, bảo vệ thận. Ngoài ra, nho đỏ có hàm lượng resveratrol cao có lợi cho thận và phòng chống bệnh tiểu đường.

Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 6

Lòng trắng trứng

Lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng nhưng giàu phốt pho, không tốt cho người bệnh thận. Trong khi đó, lòng trắng trứng nhiều protein chất lượng cao, có lợi cho thận. Những người trải qua điều trị lọc máu nên ăn lòng trắng trứng, vì lúc này cơ thể có nhu cầu cao về protein.

Củ cải

Củ cải phù hợp với người bệnh thận bởi ít kali và phốt pho. Củ cải cũng là nguồn vitamin C tuyệt vời, một chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể.

Dứa

Dứa chứa ít kali, hỗ trợ tiêu sỏi. Cách đơn giản nhất là ăn dứa chín hoặc ép dứa lấy nước uống. Trong dứa còn có vitamin C, vitamin B1, mangan, axit hữu cơ... rất tốt cho sức khỏe.

Dầu ô liu

Dầu ô liu giàu chất béo và phốt pho, phù hợp cho người mắc bệnh thận. Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là loại không bão hòa đơn axit oleic, có đặc tính chống viêm.

Ức gà

Ức gà không da ít phốt pho, kali và natri hơn thịt gà, có lợi cho bệnh nhân thận.

Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 7

Hạt dẻ

Đây là loại hạt rừng được gọi là "vua" bổ thận trong thế giới thực vật, đặc biệt là trong nhóm các loại hạt vỏ cứng.
Ăn hạt dẻ thường xuyên có thể chăm sóc sức khỏe của thận, giúp thận làm việc hiệu quả nhờ đặc tính bình, ngọt, làm sạch và thanh lọc thận tối ưu. Đồng thời, hạt dẻ còn rất tốt cho cơ thể nói chung và người có vấn đề về dạ dày.

Khoai mỡ, khoai từ, khoai lang

Khoai mỡ hay khoai từ, khoai lang nói chung được Đông y khen ngợi nhờ đặc tính dinh dưỡng vô cùng đặc biệt, có tác dụng cải thiện chức năng hoạt động của thận rất tốt. Đây cũng là món ăn vị rất ngọt, y học Trung Quốc xem khoai mỡ là một loại thuốc rất tốt.

Kỷ tử

Theo quan niệm Đông y, kỷ tử không chỉ là món ăn, mà là một vị thuốc rất quý, phổ biến trong mỗi đơn thuốc hàng ngày dành cho bệnh nhân.
Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có một chức năng quan trọng nhất là có thể làm săn chắc thận và nuôi dưỡng gan.
Nếu bạn cảm thấy mắt bạn không tốt lắm, bạn có thể tăng cường ăn kỷ tử nhiều hơn để cải thiện thị lực, giúp mắt sáng rõ.
Những người thường xuyên bị đau thắt lưng và xương yếu, có các vấn đề về xương khớp cũng có thể ăn tăng cường để cải thiện sức khỏe vì đây là món ăn rất hữu ích.
Ngoài ra, kỷ tử còn là món ăn được cho là có tác dụng dưỡng sinh và nâng cao tuổi thọ, đặc biệt tốt cho nhóm người từ lứa tuổi trung niên trở lên, phụ nữ và những người mắc bệnh về thận, thiếu máu.

                                                                                       Theo Hòa Thuận (Tiền Phong)
                                                                                        Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Đau bụng, trướng bụng, muốn đi ngoài là những triệu chứng mà những người thường xuyên uống rượu bia gặp phải. Nhưng đa phần họ không biết xử lý như thế nào để các triệu chứng đó không bị biến chứng thành những bệnh đường ruột nguy hiểm.

Vì sao uống rượu bia bị rối loạn tiêu hóa?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hiện tượng đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia là do 3 nguyên nhân chủ yếu sau:

Đồ ăn, uống không đảm bảo vệ sinh: Với cuộc sống hiện đại, những thực phẩm bẩn, giả đang hoành hành, nếu bạn thường xuyên uống rượu bia, ăn uống tại các hàng quán thì bạn sẽ không tránh được việc uống phải bia rượu giả, kém chất lượng, cùng với đồ ăn kém vệ sinh, nhiều đạm, dầu mỡ… Điều này sẽ gây quá tải cho lợi khuẩn trong đường ruột, đồng thời cũng tiêu diệt luôn lợi khuẩn, dẫn đến các chứng rối loạn tiêu hóa.

Mắc một số bệnh lý: Khi bị mắc một số bệnh lý như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… nếu người bệnh vẫn cố tình uống nhiều rượu bia, nhẹ thì sẽ bị đau bụng âm ỉ, khó chịu, nặng thì bị tiêu chảy, đi ngoài, thậm chí là đi ngoài ra máu…

Cách người Nhật uống rượu bia không lo rối loạn tiêu hóa - 1

Đưa một lượng cồn quá nhiều vào đường ruột: Trong đường ruột của chúng ta chứa rất nhiều dây thần kinh, việc sử dụng nhiều rượu bia sẽ đưa một lượng cồn lớn vào đường ruột làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hoạt động của nhu động ruột và làm rối loạn hấp thu nước, chất dinh dưỡng, chất điện giải cũng như quá trình đào thải ở đại tràng, gây tiêu chảy, phân nát, đau bụng, kích thích đi ngoài nhiều lần.

Đặc biệt, lợi khuẩn đường ruột làm nhiệm vụ tiết enzym tiêu hóa thức ăn, nhưng việc thường xuyên sử dụng rượu bia sẽ làm chết một lượng lớn lợi khuẩn trong đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại bùng phát. Việc thiếu hụt trầm trọng lợi khuẩn, dẫn đến tỉ lệ vàng (85% lợi khuẩn – 25% hại khuẩn) để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh bị phá vỡ, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa bị bào mòn, gây rối loạn tiêu hóa triền miên và nguy cơ cao bị viêm đại tràng.

Tuy nhiên, người bệnh thường chủ quan trong điều trị, chỉ chú trọng điều trị triệu chứng khiến hệ tiêu hóa sẽ yếu dần đi vì lợi khuẩn chết mà không được bù đắp. Đường ruột bị thiếu hụt lợi khuẩn nên không tiết đủ enzym tiêu hóa thức ăn làm cho người bệnh mỗi lần uống rượu bia lại bị: đầy bụng, trướng hơi, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lúc táo, lỏng, nát, sống phân... dễ biến chứng thành bệnh đường ruột nếu không được chữa trị dứt điểm, kịp thời.

Cách người Nhật uống rượu bia không lo rối loạn tiêu hóa

Theo người Nhật, bổ sung lợi khuẩn  Bifidobacterium (Bifido) là cách đơn giản giúp người thường xuyên uống rượu bia cải thiện rối loạn tiêu hóa. Do lợi khuẩn Bifido là lợi khuẩn chủ yếu của đường ruột, chiếm đến hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột.

Lợi khuẩn Bifido cư trú trên hệ lông nhung ở thành ruột, khi các chất độc từ thức ăn, nước uống đưa vào sẽ được lông nhung hút giữ lại, lợi khuẩn sẽ xử lý các chất độc để đào thải ra ngoài, giúp giảm tải gánh nặng cho gan và thận, ngăn các chất độc ngấm vào máu đi vào cơ thể. Đặc biệt bổ sung đầy đủ lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột sẽ tiêu hóa ổn định, giảm dần các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi uống rượu bia.

Nhưng hầu hết các loại men vi sinh thông thường không chứa lợi khuẩn Bifido. Bởi lợi khuẩn Bifido rất nhạy cảm và bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi đi qua môi trường axit dạ dày, chính vì vậy khi bị rối loạn tiêu hóa chúng ta dùng các loại men vi sinh thông thường thì không có tác dụng cao.

Các nhà nghiên cứu của công ty dược phẩm Morishita Jintan Nhật Bản với bề dày 126 năm tuổi đã sáng chế ra men vi sinh Bifina R – men vi sinh bán chạy số 1 Nhật Bản trong 22 năm liền. Đặc biệt, Bifina sử dụng công nghệ SMC (Seamless Micro Capsule). Công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế, giúp bao bọc, bảo vệ lợi khuẩn Bifido trong các viên nang hình cầu, liền mạch không có vết nối, có lớp màng kép kháng được axit dạ dày, do đó công nghệ này giúp đưa được lợi khuẩn sống an toàn khi đi qua môi trường axit trong dạ dày vào đến ruột non và đại tràng, với tỉ lệ sống sót cao, đảm bảo cung cấp đủ 3000 enzym tiêu hóa thức ăn và thiết lệp tỷ lệ vàng hệ vi sinh vật đường ruột mới giúp người rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung lợi khuẩn Bifido men vi sinh Bifina Nhật Bản sẽ giúp người bệnh yên tâm, ăn uống thoải mái dễ tiêu, không phải kiêng khem, bụng dạ ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

(Khám Phá)

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, đục thủy tinh thể, suy thận, liệt dương...

Thực phẩm tốt như 'thần dược' cho người tiểu đường - 1

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị đái tháo đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Ngoài ra còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. 

Bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị rằng nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đườngnói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.

Theo BS dinh dưỡng Lê Thị Hải , 3 nhóm thức ăn người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt tuân thủ là:

Nhóm thức ăn nên dùng: Các loại bánh mì không pha phụ gia, gạo, mì sợi: số lượng vừa phải; sữa tách béo, lòng trắng trứng gà, các loại thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá ít béo, các loại rau xanh có lượng đường thấp: các loại rau cải, mồng tơi, bí bầu, mướp, dưa chuột...

Nhóm thức ăn hạn chế: Bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, các chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường.

Thực phẩm tốt như 'thần dược' cho người tiểu đường - 2

Nhóm thức ăn cần tránh hoặc ăn rất ít: Đường (trừ lượng cho phép), các loại mật, bánh ngọt, kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước quả có đường; sữa béo; thịt nhiều mỡ; thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng...; cá nhiều mỡ (cá basa); lòng đỏ trứng; bơ, mỡ đông lạnh; khoai tây rán; quả ngọt dạng sấy khô, quả ngâm đường; các loại đồ uống: rượu, bia, nước ngọt...

Ngoài ra, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Thực phẩm tốt như 'thần dược' cho người tiểu đường - 3


Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, hoặc ép thành nước để uống, nhưng không nên chế biến thêm bằng cách cho them kem, nước sốt. Đặc biệt người bệnh tiểu đường nên chọn lựa những loại hoa của có lượng đường thấp.
Theo Hòa Thuận (Tiền Phong)


Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm Blog này

Popular Posts