Thói quen ăn uống không hợp lý sẽ gây hại cho sức khỏe, nó còn là nguyên nhân gây ung thư. Dưới đây là 7 bệnh ung thư mà thói quen ăn uống không tốt cho thế gây bệnh:
1. Ung thư gan
Nhiều người thích cắt bỏ phần thức ăn bị mốc và không nỡ vứt đi, họ sẽ ăn nốt phần còn lại. Ít ai biết được rằng cách ăn này sẽ gây ra bệnh ung thư gan. Trong thức ăn bị mốc có nấm Aflatoxin, cùng với rượu đây là 2 thứ khiến gan bị tổn thương hàng đầu.
Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh có độc tính cao gấp 10 lần so với Kali Xyanua và 68 lần so với Asen. Đậu nành, ngô và các thực phẩm giàu tinh bột khác cũng có nguy cơ gây ung thư cao hơn nếu bị nhiễm Aflatoxin.
2. Ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là một khối u ác tính trong hệ thống tiêu hóa với tỷ lệ tử vong cao và rất khó để điều trị. Bệnh ung thư này có liên quan tới 3 nhóm thực phẩm chính: nhiều chất béo, nhiều protein, nhiều đường.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư này là ăn ít 3 nhóm thực phẩm trên và bổ sung thêm rau quả tươi vào bữa ăn hàng ngày.
3. Ung thư dạ dày
Nhiều gia đình thường có thói quen ăn lại đồ thừa, thức ăn còn dư được cho vào tủ lạnh và được hâm nóng vào ngày hôm sau. Trong quá trình hâm nóng, thức ăn thừa sẽ tạo ra một số nitrite, mặc dù hàm lượng không cao nhưng về lâu dài nó sẽ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, các loại thực phẩm ngâm chua cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
Để ngăn ngừa ung thư dạ dày cần có một chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau trái cây tươi và ít thực phẩm ngâm chua, thức ăn thừa.
4. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là một "căn bệnh phong phú" bao gồm ung thư ruột kết và ung thư trực tràng. Đây là một trong những khối u ác tính đang tăng nhanh theo thời gian.
Ăn quá nhiều thịt sẽ dẫn đến lượng protein và chất béo quá mức, điều này làm giảm nhu động ruột đường tiêu hóa, việc phân hủy thức ăn diễn ra chậm. Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây khó khăn trong việc đại tiện và tích tụ độc tố trong cơ thể gây ra ung thư ruột.
5. Ung thư miệng
Đầu năm 2003, tổ chức Ung thư Thế giới đã liệt kê ra danh sách gây ung thư miệng hàng đầu bao gồm thuốc lá, rượu và trầu. Khi nhai trầu, niêm mạc miệng sẽ phản ứng với các alcaloid có trong trầu gây ra những tổn thương trong miệng. Về lâu dài, tổn thương niêm mạc miệng sẽ dẫn tới việc bị xơ hóa và gây ung thư miệng.
Thuốc lá chứa 69 loại chất gây ung thư, trong đó chất nicotine có hại nhất sẽ trực tiếp kích thích niêm mạc miệng.
6. Ung thư thực quản
Thực phẩm quá cay có thể dễ dàng làm tổn thương các biểu mô thực quản, ảnh hưởng đến niêm mạc miệng và chuyển hóa axit nucleic. Ăn cay thường xuyên sẽ làm tăng độ nhạy cảm của chất gây ung thư và thúc đẩy ung thư thực quản.
Các bức tường bên trong miệng và thực quản thường ở nhiệt độ từ 40 ° C đến 60 ° C. Một khi chúng bị kích thích nhiệt trên 50 ° C đến 60 ° C trong thời gian dài sẽ phá hủy hàng rào niêm mạc thực quản, gây ra những thay đổi bất thường và cuối cùng là dẫn tới ung thư.
7. Ung thư vú
Ngoài việc thức khuya, căng thẳng, tức giận và các thói quen sinh hoạt khác, ung thư vú còn liên quan đến ăn uống, chế độ ăn nhiều chất béo có mối quan hệ nhất định với sự xuất hiện của các tế bào ung thư.
Để ngăn ngừa ung thư vú, chế độ ăn hàng ngày nên có sự kết hợp của thực phẩm chay. Bên cạnh đó cũng nên ăn thêm trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.
Để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng nên ăn nhiều trái cây và rau quả kết hợp với uống nhiều nước.
Phát triển thói quen ăn uống tốt
Trong quá trình chiên thực phẩm, nhiệt độ dầu quá cao và dễ tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene. Nếu được chiên trong dầu được sử dụng nhiều lần, chất gây ung thư càng nhiều. Vì vậy, tốt nhất là nên nấu thức ăn bằng cách hầm hoặc luộc.
- Ít muối
Lượng muối ăn vào cũng có mối quan hệ nhất định với xác suất mắc bệnh ung thư. Vì vậy tốt nhất nên giảm lượng muối, lượng muối hàng ngày không nên vượt quá 5gr.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng
Ăn quá cay và nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng và thực quản. Theo thời gian, nó sẽ gây loét và chảy máu. Lặp đi lặp lại sẽ gây ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
Nguồn: 24h.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét