Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Phụ nữ nên dành thời gian cho thói quen lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, kiểm soát sự căng thẳng và có chế độ ăn uống lành mạnh. Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các xét nghiệm mà phụ nữ cần làm:

1. Kiểm tra huyết áp: Huyết áp lý tưởng cho phụ nữ là dưới 120/80 mmHg (milimet thủy ngân). Nếu bạn nhiều lần bị huyết áp cao, bác sĩ phải tiến hành chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp càng sớm càng tốt.

2. Kiểm tra cholesterol: Phụ nữ nên đi kiểm tra cholesterol của họ ít nhất là năm năm một lần. Chúng tôi sẽ tiến hành lấy mẫu máu của bạn và kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận và lượng đường trong máu. Mức độ lý tưởng là dưới 200 mg / dL cho tổng số cholesterol.

3. Pap smears và khám phụ khoa: Bắt đầu ở tuổi 21 phụ nữ cần phải khám phụ khoa và Pap smears mỗi hai năm để kiểm tra xem có bất kỳ bất thường trong hệ thống sinh sản. Bên cạnh dó, bác sĩ cũng có thể  kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng HPV.

4. Siêu âm vú và kiểm tra vú: Bắt đầu từ khoảng độ tuổi 20, theo các chuyên gia phụ nữ nên khám ngực lâm sàng ít nhất ba năm một lần, cho đến khi 40 tuổi-lúc đó, họ cần đi kiểm tra vú hàng năm.



5. Đo mật độ xương: Phụ nữ nên bắt đầu được khám loãng xương với một xét nghiệm đo mật độ xương ở tuổi 65.Tần suất kiểm tra sức khỏe này thay đổi tuỳ từng phụ nữ, dựa trên mật độ xương và yếu tố nguy cơ.

6. Xét nghiệm glucose máu: Phụ nữ nên làm xét nghiệm đường huyết cứ hai năm một lần, bắt đầu từ tuổi 45 để kiểm tra bệnh tiểu đường. Trước tuổi 45, bạn có thể cần phải đo mức độ glucose trong máu nếu bạn có những triệu chứng của bệnh tiểu đường hoặc một số yếu tố nguy cơ.

7. Tầm soát ung thư đại tràng: Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng dành cho phụ nữ bắt đầu ở tuổi 50. Tại CarePlus Việt Nam, chúng tôi cũng làm phép đo dấu ấn khối u từ một mẫu máu để tăng độ chính xác.

8. Chỉ số khối cơ thể: Bạn nên kiểm tra hàng năm các số đo chiều cao, cân nặng và tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI cho thấy béo phì, có thể đánh giá các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường và bệnh tim.

9. Khám da: Phụ nữ nên kiểm tra da của họ mỗi tháng khi họ bước sang tuổi 18, và khi phụ nữ ở độ tuổi 20, bác sĩ da liễu nên tiến hành khám da cho họ trong đợt khám sức khỏe định kì.



10. Kiểm tra nha khoa: Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng. Phụ nữ trưởng thành cần hàng năm hai lần kiểm tra răng và làm sạch răng. Kiểm tra răng thường xuyên giúp giữ răng khỏe mạnh và phát hiện sớm dấu hiệu sâu răng hoặc bất kỳ vấn đề về miệng hoặc răng.

11. Kiểm tra ung thư phổi: Từ tuổi 40 hoặc trong một số trường hợp sớm hơn, chúng ta được khuyến khích xét nghiệm phổi thường xuyên nhằm chẩn đoán sớm ung thư phổi.

12. Kiểm tra chức năng tim: Kiểm tra tim được khuyến khích ở mọi lứa tuổi. Điều này liên quan đến việc khám sức khỏe chi tiết và lắng nghe âm thanh trái tim của bạn, cũng như kiểm tra động mạch và tĩnh mạch ngoại vi của bạn.

review trung tâm tiêm chủng vnvc
Sáng 6/12, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam khai trương Trung tâm Tiêm chủng VNVC chi nhánh TP.HCM tại số 198 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, với 30 phòng gồm các phòng khám, phòng tiêm, phòng chờ sẽ phục vụ đến 2.500 lượt khách/ngày trên khuôn viên rộng 1.500 m2. Một cơ sở tiêm chủng tương tự của chính công ty này cũng đã xuất hiện tại Hà Nội vào tháng 6/2017.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch hội đồng quản trị Trung tâm Tiêm chủng VNVC khẳng định: Cơ sở tiêm chủng sẽ cung cấp dịch vụ vắc xin an toàn, hiện đại, nguồn cung cấp dồi dào; kể cả các loại vắc xin khan hiếm như Pentaxim ( vắc xin 5 trong 1), Infanrix Hexa (vắc xin 6 trong 1), vắc xin phế cầu, ngừa viêm gan A…

review trung tâm tiêm chủng vnvc

Cơ sở này có hầu hết các loại vắc xin cho người lớn và trẻ em trên thế giới, với khoảng 30 loại. Các loại vắc xin này có giá cao hơn khoảng 5% so với giá trung bình các loại vắc xin dịch vụ đang được tiêm ngừa tại các cơ sở y tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng 5% số tiền cao hơn này sẽ được trả lại cho người dân thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đánh giá cao ra đời của các cơ sở tiêm chủng này: “Nhờ có vắc xin, Việt Nam thanh toán bệnh đậu mùa từ năm 1980, uốn ván sơ sinh từ 2005, bại liệt từ năm 2000".

Ngay trong ngày khai trương, trung tâm tiêm chủng này đón nhận rất nhiều khách hàng, cả người lớn và  trẻ em.

Hệ thống tiêm chủng VNVC có 5 cơ sở tại Thủ đô Hà Nội, TP. HCM và Tp. Biên Hòa- Đồng Nai. Đã nói là trung tâm tiêm chủng cao cấp thì không cần bàn nhiều đến cơ sở vật chất. Sang trọng – sạch sẽ – vị trí thuận lợi.
Trẻ vừa chào đời đã phải tiêm một số loại vắc xin cần thiết. Sau đó 1 – 2 tháng, bé lại tiếp tục được tiêm và kéo dài những năm sau đó. Để không bỏ sót những mũi tiêm của con, bạn cần nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ. Các loại vắc xin sau bé có thể được chích:


  • Cả ba liều vắc xin viêm gan B;
  • Vắc xin bạch hầu;
  • Vắc xin uốn ván;
  • Vắc xin ho gà;
  • Vắc xin Hib (Haemophilus influenza type B virus);
  • Vắc xin phế cầu kết hợp;
  • Vắc xin bại liệt bất hoạt;
  • Vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR).

Nhiều trường mẫu giáo yêu cầu con bạn phải được tiêm đầy đủ vắc xin theo lịch. Bạn có thể cần phải mang theo sổ chủng ngừa của bé khi đến trường làm thủ tục nhập học.

Ngoài ra, còn có những loại vắc xin khác tuy không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, nhưng có lẽ bạn vẫn muốn chủng ngừa cho con và cả cho bạn nữa.

Vắc xin thủy đậu

Cách đây không lâu đã có nhiều phụ huynh cho con tiếp xúc hoặc chơi đùa cùng với những trẻ đang bị mắc thủy đậu. Họ nghĩ rằng cho con bị thủy đậu sớm sẽ tốt hơn vì nếu để lớn mới bị thì bệnh sẽ rất nặng.

Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có vắc xin ngừa thủy đậu. Cách hiệu quả và an toàn nhất để bảo vệ con bạn khỏi căn bệnh này không gì khác là tiêm vắc xin phòng bệnh. Theo khuyến cáo của Trung Tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh, tất cả các trẻ khỏe mạnh ở độ tuổi từ 12 tháng đến 12 tuổi nên được tiêm ngừa ít nhất 2 liều vắc xin thủy đậu. Mũi đầu tiên nên thực hiện khi bé giữa 12 và 15 tháng, trong khi đó mũi thứ hai là giữa 4 đến 6 tuổi.

Ở một số quốc gia, việc phòng ngừa vắc xin thủy đậu cho trẻ nhỏ ở những cơ sở giữ trẻ và trường mầm non, thậm chí cả trường đại học là bắt buộc. Ngay cả khi con bạn đang ở một nơi không yêu cầu phải chủng ngừa 2 liều vắc xin thủy đậu, một số trường học vẫn đưa ra quy định như vậy. Tại Việt Nam hầu như không có quy định bắt buộc về việc phòng ngừa thủy đậu, nhưng hầu hết các trung tâm y tế cung cấp chủng ngừa vắc xin đều có sẵn vắc xin thủy đậu như mũi dịch vụ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vắc xin thủy đậu là an toàn. Hầu hết các phản ứng phụ đều khá hiếm. Chúng bao gồm: giảm tiểu cầu, thất điểu tiểu não cấp gây vấn đề về thăng bằng, liệt nửa người cấp tính.

Ngoài ra, còn có những tác dụng phụ khác có thể gặp khi tiêm vắc xin, nhưng hầu hết chúng đều rất nhẹ, ví dụ như: đỏ da, sưng phù nơi chích, sốt, phát ban.



Vắc xin Rotavirus (RV)

Rotavirus là một loại virus có tính lây nhiễm rất cao và có thể dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tiêu chảy thường kèm theo nôn ói và sốt. Nếu không được điều trị, nó sẽ gây mất nước rất nặng và dẫn đến tử vong.

Một tổ chức y tế quốc tế phi lợi nhuận cho biết, mỗi năm có hơn 450.000 trẻ nhỏ hơn 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy gây ra bởi Rotavirus. Ngoài ra còn thêm hàng triệu trẻ em phải nhập viện hàng năm vì bị nhiễm loại virus này. Tổ chức này cũng khuyến cáo rằng hầu hết trẻ em nên được chủng ngừa để phòng tránh lây nhiễm Rotavirus.

Hai loại vắc xin Rotavirus đường uống gần đây đã được sử dụng nhằm phòng ngừa sự lây nhiễm Rotavirus (Rotarix và RotaTeq). Các loại vắc xin này được chủng ngừa theo dạng 2 hoặc 3 liều. Dù không bắt buộc nhưng tốt nhất bạn nên chủng ngừa các liều ở thời điểm trẻ được 2, 4 và 6 tháng tuổi. Liều đầu tiên nên được thực hiện trước 15 tuần tuổi và liều cuối cùng cần phải được thực hiện lúc trẻ 8 tháng tuổi.

Nghiên cứu đã cho thấy không phải bất kỳ trẻ nào cũng cần chủng ngừa vắc xin này. Những trẻ có phản ứng dị ứng với vắc xin Rotavirus hoặc có bất kỳ phản ứng dị ứng nào khác thì không nên tiếp tục chủng ngừa. Ngoài ra, những trẻ có hội chứng suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID) – một vấn đề rối loạn của hệ miễn dịch hoặc bị lồng ruột (đoạn ruột bị lồng vào nhau gây tắc nghẽn) cũng không nên chủng ngừa vắc xin này.

Giống như các loại vắc khác, vắc xin Rotavirus cũng có tác dụng phụ của nó. Tuy vậy, các tác dụng phụ thường chỉ nhẹ và hầu hết sẽ tự khỏi. Chúng bao gồm tiêu chảy hoặc nôn ói tạm thời. Các phản ứng phụ nghiêm trọng hơn cũng đã được báo cáo, trong đó bao gồm lồng ruột và phản ứng dị ứng.

review trung tâm tiêm chủng vnvc


Vắc xin viêm gan A

Đây là một bệnh trong đó mô gan bị viêm do virus viêm gan siêu vi A. Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Tổ chức y tế khuyến cáo nên chủng ngừa vắc xim viêm gan siêu vi A cho tất cả trẻ em từ 1 đến 2 tuổi. Việc chủng ngừa sẽ được tiêm 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 6 tháng.

Loại vắc xin này cũng được khuyến cáo tiêm phòng cho người lớn. Những người đi du lịch đến các quốc gia khác hoặc có nguy cơ cao tiếp xúc với virus viêm gan siêu vi A, ví dụ như nam giới có quan hệ tình dục với nam giới khác, hoặc sử dụng ma túy và những người đang có bệnh gan mạn tính nên được chủng ngừa.

Vắc xin viêm gan siêu vi A tương đối an toàn. Các phản ứng phụ nhẹ bao gồm đỏ da quanh vết chích, đau đầu, ăn mất ngon và mệt mỏi. Nguy cơ bị phản ứng dị ứng nặng thì rất thấp, nhưng có thể khá nghiêm trọng. Khi đó, bạn cần đến cơ sở chăm sóc y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu theo đường dây nóng của bệnh viện trong khu vực, nhất là khi bạn nhận thấy trẻ có các triệu chứng sau:


  • Nổi mề đay;
  • Sưng phù ở mặt;
  • Tim đập nhanh;
  • Choáng váng;
  • Yếu người.


Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm Blog này

Popular Posts