Sỏi nhỏ trong thận có thể di chuyển xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận, gây tắc nghẽn niệu quản dẫn đến ứ nước, ứ mủ thận, suy chức năng thận có sỏi, giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, suy thận...
Theo các chuyên gia của Bệnh viện Việt Đức, sỏi tiết niệu chiếm 45 - 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam (60%) cao hơn nữ (40%), lứa tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi là 75 - 80%.
"Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sỏi tiết niệu niệu sẽ có những biến chứng khó lường như: Nhiễm khuẩn tiết niệu; Viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; Giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; Suy thận do sỏi thận 2 bên gây tắc nghẽn…"- PGS.TS Đỗ Trường Thành - Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết
Những người nào có nguy cơ mắc sỏi thận?
Người có thói quen nhịn tiểu (nín tiểu), uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi. Bình thường lượng nước tiểu 24 giờ ở người lớn khoảng trên 1,5 lít. Khi khối lượng 24 giờ giảm 1/2 thì nguy cơ bị sỏi thận sẽ tăng lên gấp đôi.
Người có chế độ ăn nhiều thịt, nhiều muối, uống nhiều sữa, sử dụng nhiều vitamin C, D, phơi nắng nhiều, người thừa cân béo phì, nghiện rượu, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày như chấn thương cột sống, gãy xương, bại liệt, đa chấn thương, người có bệnh cường tuyến cận giáp, các bệnh khác gây bế tắc đường tiểu như u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do chấn thương hay bẩm sinh. Người có tiền sử gia đình có người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu (bệnh có yếu tố di truyền) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Nguy cơ mắc bệnh liên quan đến yếu tố nghề nghiệp
Người lao động làm việc trong môi trường lao động nóng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân do ra nhiều mồ hôi làm giảm lượng nước tiểu bài tiết qua thận.
Người lao động làm việc tiếp xúc với cadmium (công nhân chế biến kim loại, sản xuất sơn, pin ắc quy,…) và một số chất độc hại khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh sỏi thận
- Đau âm ỉ thắt lưng khi sỏi đài thận hoặc sỏi san hô chưa gây tắc nghẽn. Đôi khi bệnh nhân. không có triệu chứng được phát hiện sỏi thận khi khám sức khỏe định kỳ hay do tăng huyết áp.
- Cơn đau quặn thận điển hình khi sỏi gây tắc nghẽn bể thận niệu quản. Cơn đau lan xuống hố chậu, bìu kèm theo nôn và bụng chướng.
- Đái ra máu do sỏi di chuyển khi vận động hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương niêm mạc đài bể thận chảy máu.
- Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu: Bệnh nhân sốt cao 38o - 39oC, thận to đau, đi tiểu đục và đôi khi gặp tình trạng sốc nhiễm trùng vã mồ hôi, nổi vân tím toàn thân và tụt huyết áp.
- Thăm khám lâm sàng thấy thận to đau khi sỏi thận gây tắc nghẽn ứ nước thận.
- Một số trường hợp bệnh nhân đến muộn khám thấy vùng thắt lưng bên có sỏi thận sưng nề tấy đỏ do sỏi tắc nghẽn gây ứ mủ thận, viêm tấy quanh thận hoặc thấy rò mủ thắt lưng do áp xe quanh thận đã vỡ sau phúc mạc và ra da.
Theo TS.BS. Đỗ Gia Tuyển - Đại học Y Hà Nội: "Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được".
Nếu bệnh nhân có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua "hệ trà đá ly cối", dùng nhiều canh trong bữa ăn.
Nước chanh, dầu ôliu và giấm táo: Khi có những biểu hiện đầu tiên của cơn đau do bệnh sỏi thận gây ra, bạn pha 2 muỗng canh dầu ôliu với 2 muỗng canh nước chanh rồi uống.Tiếp theo là uống thêm 1 ly nước lọc tinh khiết. Khoảng 30 phút sau, bạn pha thêm nước cốt của ½ trái chanh với 1 ly nước lọc tinh khiết, thêm 1 muỗng canh giấm táo vào rồi uống.
Hãy lập lại động tác này sau mỗi giờ cho đến khi triệu chứng đau do sỏi thận gây ra không còn nữa.
Nguồn: 24h.com.vn