Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Nếu thận khỏe thì toàn bộ cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh theo, tương tự, khi thận yếu thì bạn sẽ không có sinh lực. Đây là những thực phẩm vừa bổ máu, vừa hỗ trợ bạn cải thiện chức năng thận tối ưu.


Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 1

Sò điệp

Những người bị mắc bệnh về thận như thiếu thận, thận suy, mệt mỏi vì chức năng thận hoạt động kém thì nên thường xuyên ăn sò điệp có thể đạt được hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng hoạt động mạnh hơn của thận.
Theo Đông y, sò điệp có tính bình, hương vị ngọt, có chứa nhiều dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng đặc biệt, có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng giúp bồi bổ cho thận.

Cá hồi

Tương tự sò điệp, cá hồi cũng là thực phẩm có tính bình, thơm ngọt, giàu dinh dưỡng, không chỉ rất tốt cho thận mà còn tốt cho gan, làm cho xương trở nên chắc khỏe hơn.
Nếu bạn có các vấn đề về thận thì nên sớm đưa cá hồi vào thực đơn hàng tuần của mình.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là lựa chọn tốt cho những người quan tâm đến sức khỏe của thận, bởi vì loại ớt này có nồng độ kali thấp. Ngoài ra, ớt chuông đỏ còn chứa vitamin A, C, B6, axit folic và chất xơ.
Ớt chuông cũng chứa các chất chống oxy hóa như lycopene, giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Có thể trộn ớt chuông đỏ vào cá ngừ hay salad gà hoặc ăn sống.

Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 2

Bắp cải

Bắp cải có chứa các hợp chất hóa học có thể phá vỡ các gốc tự do trong cơ thể, giúp phòng chống ung thư và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.Bắp cải là thực phẩm rẻ tiền, và là một món ăn tuyệt vời cho bữa ăn của bạn, bởi bắp cải giàu vitamin K và C, chất xơ, vitamin B6 và acid folic, nhưng lại có lượng kali thấp.
Nếu bạn đang theo chế độ ăn uống lọc máu, có thể cho thêm bắp cải vào món xà lách trộn hoặc ăn kèm cùng các món cá.

Súp lơ

Một siêu phẩm thân thiện với thận là súp lơ. Loại rau họ cải này mang lại nhiều vitamin C, cùng với folate và chất xơ. Ngoài ra nó có chứa các hợp chất giúp gan trung hòa các chất độc hại. Súp lơ có thể ăn sống hoặc chần lên rồi cho vào món salad. Súp lơ hấp hoặc luộc cũng là một món ăn tuyệt vời.

Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 3

Tỏi

Tỏi giúp giảm viêm và giảm cholesterol máu. Trong tỏi cũng chứa chất chống oxy hóa và chống đông máu.
Nếu bạn đang theo chế độ ăn uống lọc máu, sử dụng bột tỏi thay vì muối tỏi để thêm hương vị cho bữa ăn mà không cần bổ sung thêm natri. Có thể dùng tỏi với nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt, rau quả hoặc nước sốt cà chua để thêm hương vị cho các món ăn.

Hành tây

Một thực phẩm làm gia vị phổ biến là hành tây. Hành tây có đầy đủ các chất flavonoid, đặc biệt là quercetin. Flavonoid là các chất tự nhiên ngăn ngừa sự lắng đọng của chất béo trong mạch máu. Quercetin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bảo vệ chống lại nhiều dạng ung thư và cũng có đặc tính chống viêm. Hành tây cũng chứa crom, một loại khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Có thể ăn sống hoặc nấu chín hành tây khi chế biến thành các món ăn khác nhau.

Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 4

Táo

Ăn một quả táo mỗi ngày thực sự tốt cho sức khỏe. Chất xơ và chống viêm có trong táo làm giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim và giảm nguy cơ ung thư.

Nho đỏ

Nho đỏ cung cấp nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa flavonoid, có tác dụng giảm viêm, bảo vệ thận. Ngoài ra, nho đỏ có hàm lượng resveratrol cao có lợi cho thận và phòng chống bệnh tiểu đường.

Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 6

Lòng trắng trứng

Lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng nhưng giàu phốt pho, không tốt cho người bệnh thận. Trong khi đó, lòng trắng trứng nhiều protein chất lượng cao, có lợi cho thận. Những người trải qua điều trị lọc máu nên ăn lòng trắng trứng, vì lúc này cơ thể có nhu cầu cao về protein.

Củ cải

Củ cải phù hợp với người bệnh thận bởi ít kali và phốt pho. Củ cải cũng là nguồn vitamin C tuyệt vời, một chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể.

Dứa

Dứa chứa ít kali, hỗ trợ tiêu sỏi. Cách đơn giản nhất là ăn dứa chín hoặc ép dứa lấy nước uống. Trong dứa còn có vitamin C, vitamin B1, mangan, axit hữu cơ... rất tốt cho sức khỏe.

Dầu ô liu

Dầu ô liu giàu chất béo và phốt pho, phù hợp cho người mắc bệnh thận. Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là loại không bão hòa đơn axit oleic, có đặc tính chống viêm.

Ức gà

Ức gà không da ít phốt pho, kali và natri hơn thịt gà, có lợi cho bệnh nhân thận.

Những thực phẩm bổ máu, cực kỳ tốt cho thận - 7

Hạt dẻ

Đây là loại hạt rừng được gọi là "vua" bổ thận trong thế giới thực vật, đặc biệt là trong nhóm các loại hạt vỏ cứng.
Ăn hạt dẻ thường xuyên có thể chăm sóc sức khỏe của thận, giúp thận làm việc hiệu quả nhờ đặc tính bình, ngọt, làm sạch và thanh lọc thận tối ưu. Đồng thời, hạt dẻ còn rất tốt cho cơ thể nói chung và người có vấn đề về dạ dày.

Khoai mỡ, khoai từ, khoai lang

Khoai mỡ hay khoai từ, khoai lang nói chung được Đông y khen ngợi nhờ đặc tính dinh dưỡng vô cùng đặc biệt, có tác dụng cải thiện chức năng hoạt động của thận rất tốt. Đây cũng là món ăn vị rất ngọt, y học Trung Quốc xem khoai mỡ là một loại thuốc rất tốt.

Kỷ tử

Theo quan niệm Đông y, kỷ tử không chỉ là món ăn, mà là một vị thuốc rất quý, phổ biến trong mỗi đơn thuốc hàng ngày dành cho bệnh nhân.
Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có một chức năng quan trọng nhất là có thể làm săn chắc thận và nuôi dưỡng gan.
Nếu bạn cảm thấy mắt bạn không tốt lắm, bạn có thể tăng cường ăn kỷ tử nhiều hơn để cải thiện thị lực, giúp mắt sáng rõ.
Những người thường xuyên bị đau thắt lưng và xương yếu, có các vấn đề về xương khớp cũng có thể ăn tăng cường để cải thiện sức khỏe vì đây là món ăn rất hữu ích.
Ngoài ra, kỷ tử còn là món ăn được cho là có tác dụng dưỡng sinh và nâng cao tuổi thọ, đặc biệt tốt cho nhóm người từ lứa tuổi trung niên trở lên, phụ nữ và những người mắc bệnh về thận, thiếu máu.

                                                                                       Theo Hòa Thuận (Tiền Phong)
                                                                                        Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Đau bụng, trướng bụng, muốn đi ngoài là những triệu chứng mà những người thường xuyên uống rượu bia gặp phải. Nhưng đa phần họ không biết xử lý như thế nào để các triệu chứng đó không bị biến chứng thành những bệnh đường ruột nguy hiểm.

Vì sao uống rượu bia bị rối loạn tiêu hóa?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hiện tượng đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia là do 3 nguyên nhân chủ yếu sau:

Đồ ăn, uống không đảm bảo vệ sinh: Với cuộc sống hiện đại, những thực phẩm bẩn, giả đang hoành hành, nếu bạn thường xuyên uống rượu bia, ăn uống tại các hàng quán thì bạn sẽ không tránh được việc uống phải bia rượu giả, kém chất lượng, cùng với đồ ăn kém vệ sinh, nhiều đạm, dầu mỡ… Điều này sẽ gây quá tải cho lợi khuẩn trong đường ruột, đồng thời cũng tiêu diệt luôn lợi khuẩn, dẫn đến các chứng rối loạn tiêu hóa.

Mắc một số bệnh lý: Khi bị mắc một số bệnh lý như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… nếu người bệnh vẫn cố tình uống nhiều rượu bia, nhẹ thì sẽ bị đau bụng âm ỉ, khó chịu, nặng thì bị tiêu chảy, đi ngoài, thậm chí là đi ngoài ra máu…

Cách người Nhật uống rượu bia không lo rối loạn tiêu hóa - 1

Đưa một lượng cồn quá nhiều vào đường ruột: Trong đường ruột của chúng ta chứa rất nhiều dây thần kinh, việc sử dụng nhiều rượu bia sẽ đưa một lượng cồn lớn vào đường ruột làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hoạt động của nhu động ruột và làm rối loạn hấp thu nước, chất dinh dưỡng, chất điện giải cũng như quá trình đào thải ở đại tràng, gây tiêu chảy, phân nát, đau bụng, kích thích đi ngoài nhiều lần.

Đặc biệt, lợi khuẩn đường ruột làm nhiệm vụ tiết enzym tiêu hóa thức ăn, nhưng việc thường xuyên sử dụng rượu bia sẽ làm chết một lượng lớn lợi khuẩn trong đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại bùng phát. Việc thiếu hụt trầm trọng lợi khuẩn, dẫn đến tỉ lệ vàng (85% lợi khuẩn – 25% hại khuẩn) để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh bị phá vỡ, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa bị bào mòn, gây rối loạn tiêu hóa triền miên và nguy cơ cao bị viêm đại tràng.

Tuy nhiên, người bệnh thường chủ quan trong điều trị, chỉ chú trọng điều trị triệu chứng khiến hệ tiêu hóa sẽ yếu dần đi vì lợi khuẩn chết mà không được bù đắp. Đường ruột bị thiếu hụt lợi khuẩn nên không tiết đủ enzym tiêu hóa thức ăn làm cho người bệnh mỗi lần uống rượu bia lại bị: đầy bụng, trướng hơi, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lúc táo, lỏng, nát, sống phân... dễ biến chứng thành bệnh đường ruột nếu không được chữa trị dứt điểm, kịp thời.

Cách người Nhật uống rượu bia không lo rối loạn tiêu hóa

Theo người Nhật, bổ sung lợi khuẩn  Bifidobacterium (Bifido) là cách đơn giản giúp người thường xuyên uống rượu bia cải thiện rối loạn tiêu hóa. Do lợi khuẩn Bifido là lợi khuẩn chủ yếu của đường ruột, chiếm đến hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột.

Lợi khuẩn Bifido cư trú trên hệ lông nhung ở thành ruột, khi các chất độc từ thức ăn, nước uống đưa vào sẽ được lông nhung hút giữ lại, lợi khuẩn sẽ xử lý các chất độc để đào thải ra ngoài, giúp giảm tải gánh nặng cho gan và thận, ngăn các chất độc ngấm vào máu đi vào cơ thể. Đặc biệt bổ sung đầy đủ lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột sẽ tiêu hóa ổn định, giảm dần các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi uống rượu bia.

Nhưng hầu hết các loại men vi sinh thông thường không chứa lợi khuẩn Bifido. Bởi lợi khuẩn Bifido rất nhạy cảm và bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi đi qua môi trường axit dạ dày, chính vì vậy khi bị rối loạn tiêu hóa chúng ta dùng các loại men vi sinh thông thường thì không có tác dụng cao.

Các nhà nghiên cứu của công ty dược phẩm Morishita Jintan Nhật Bản với bề dày 126 năm tuổi đã sáng chế ra men vi sinh Bifina R – men vi sinh bán chạy số 1 Nhật Bản trong 22 năm liền. Đặc biệt, Bifina sử dụng công nghệ SMC (Seamless Micro Capsule). Công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế, giúp bao bọc, bảo vệ lợi khuẩn Bifido trong các viên nang hình cầu, liền mạch không có vết nối, có lớp màng kép kháng được axit dạ dày, do đó công nghệ này giúp đưa được lợi khuẩn sống an toàn khi đi qua môi trường axit trong dạ dày vào đến ruột non và đại tràng, với tỉ lệ sống sót cao, đảm bảo cung cấp đủ 3000 enzym tiêu hóa thức ăn và thiết lệp tỷ lệ vàng hệ vi sinh vật đường ruột mới giúp người rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung lợi khuẩn Bifido men vi sinh Bifina Nhật Bản sẽ giúp người bệnh yên tâm, ăn uống thoải mái dễ tiêu, không phải kiêng khem, bụng dạ ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

(Khám Phá)

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, đục thủy tinh thể, suy thận, liệt dương...

Thực phẩm tốt như 'thần dược' cho người tiểu đường - 1

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị đái tháo đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Ngoài ra còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. 

Bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị rằng nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đườngnói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.

Theo BS dinh dưỡng Lê Thị Hải , 3 nhóm thức ăn người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt tuân thủ là:

Nhóm thức ăn nên dùng: Các loại bánh mì không pha phụ gia, gạo, mì sợi: số lượng vừa phải; sữa tách béo, lòng trắng trứng gà, các loại thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá ít béo, các loại rau xanh có lượng đường thấp: các loại rau cải, mồng tơi, bí bầu, mướp, dưa chuột...

Nhóm thức ăn hạn chế: Bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, các chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường.

Thực phẩm tốt như 'thần dược' cho người tiểu đường - 2

Nhóm thức ăn cần tránh hoặc ăn rất ít: Đường (trừ lượng cho phép), các loại mật, bánh ngọt, kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước quả có đường; sữa béo; thịt nhiều mỡ; thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng...; cá nhiều mỡ (cá basa); lòng đỏ trứng; bơ, mỡ đông lạnh; khoai tây rán; quả ngọt dạng sấy khô, quả ngâm đường; các loại đồ uống: rượu, bia, nước ngọt...

Ngoài ra, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Thực phẩm tốt như 'thần dược' cho người tiểu đường - 3


Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, hoặc ép thành nước để uống, nhưng không nên chế biến thêm bằng cách cho them kem, nước sốt. Đặc biệt người bệnh tiểu đường nên chọn lựa những loại hoa của có lượng đường thấp.
Theo Hòa Thuận (Tiền Phong)


Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Khoai lang giúp giữ dáng, đẹp da, đặc biệt còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ… Thế nhưng nếu ăn sai cách, khoai lang có thể 'trở mặt' gây hại vô cùng cho sức khoẻ.

Ăn khoai lang kiểu này hại đủ đường cho sức khoẻ - 1

Ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn khi đói

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

Ăn cả vỏ

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Ăn khoai lang kiểu này hại đủ đường cho sức khoẻ - 2

Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

1. Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

2. Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.

3. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.

4. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

5. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

6. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

Ăn khoai lang kiểu này hại đủ đường cho sức khoẻ - 4

7. Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần.

8. Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

9. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

Theo Quảng An (Tiền Phong)
Nguồn: 24h.com.vn
Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm Blog này

Popular Posts